NANG MỰC CÓ TÁC DỤNG GÌ - 9 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ MAI MỰC

-

Mai mực là vị thuốc lạ, có đặc tính dược lý đa dạng. Theo Đông Y, dược liệu này có vị mặn, tính ấm, tác dụng thu liễm, làm se, giảm chất chua, cầm máu và khử hàn thấp. Vì vậy mai mực thường được dân gian sử dụng để chữa đau dạ dày, đại tiện ra máu và thổ huyết.

Bạn đang xem: Nang mực có tác dụng gì

*

Mai mực là vị thuốc quý, có tác dụng làm se, phục hồi vết loét, giảm đau và cầm máu

Tên gọi khác: Mai mực cá, Ô tặc cốt, Hải phiêu tiêu
Tên khoa học: Sepia esculenta Hoyle/ Sepia andrean Steen-Strup
Họ: Cá mực (danh pháp khoa học: Sepiidae)Mai mực phơi khô được gọi làô tặc cốt

Mô tả dược liệu

Dược liệu mai mực là mai phơi khô của mực ván, mực cơm, mực ống hoặc mực nang

1. Đặc điểm

Mực là động vật sống ở vùng nước có độ mặn cao.Loài động vật này sinh sống thành bầy và thường kiếm ăn ở tầng nước trên.

Mực có phần thân và phần đầu rõ ràng. Phần thân có dạng ống dài và rỗng bên trong. Trong khi đó phần đầu nhỏ và có nhiều xúc tu. Mực thường có màu trắng, đốm tím nhưng khi còn sống màu da có thể thay đổi tùy theo màu nước để tránh các loài động vật khác.

*

Mực thường sinh sống ở những vùng biển có độ mặn cao, thức ăn chủ yếu là tôm cá nhỏ

Khi bị tấn công, mực sẽ bơi giật lùi và phun mực đen ra nhằm lẩn trốn. Loài động vật này rất ưa sáng nên tập trung chủ yếu ở vùng biển có nhiều nắng. Thức ăn của mực là tôm, cá con, trứng cá và một số sinh vật nhỏ khác.

2. Bộ phận dùng

Toàn thân con mực đều được sử dụng. Trong đó mai mực được dùng riêng để làm thuốc.

3. Phân bố

Mực sinh sống nhiều hầu hết các vùng biển trên thế giới. Ở nước ta, mực sinh sống nhiều ở vùng biển của tỉnh Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Nghệ An.

4. Thu bắt – sơ chế

Mực được thu bắt quanh năm. Sau khi bắt về, đem rửa sạch và mổ lấy thịt. Lấy mai mực ra khỏi thân, đem ngâm rửa cho hết mặn và phơi khô. Khi dùng dược liệu, nên cạo sạch vỏ cứng và tán nhỏ.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo.

6. Thành phần hóa học

Mai mực chứa chủ yếu là các thành phần vô cơ, bao gồm muối natri clorua, canxi photphat, canxi carbonate, chất keo và một số ít chất hữu cơ.

Vị thuốc mai mực

1. Tính vị

Vị mặn, tính ôn

2. Qui kinh

Quy vào kinh Thận và Can.

3. Tác dụng dược lý

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Hàm lượng canxi carbonat trong dược liệu có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày. Từ đó giúp làm giảm tình trạng ợ nóng, ợ chua, buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn.Ngoài ra, canxi carbonat còn có tác dụng giảm kích thích ở niêm mạc dạ dày và giúp phục hồi các tế bào bị viêm loét.Mai mực còn có khả năng ức chế kháng cholinergic giúp ngăn chặn quá trình sản sinh axit dịch vị.Chất pectin trong mai mực có thể tạo màng bảo vệ ổ loét, ngăn ngừa tình trạngxuất huyết dạ dày. Ngoài ra bột mai mực còn có tác dụng đông máu và cầm máu tại chỗ.

– Theo Đông Y:

Tác dụng: Trừ khí hư, làm lành vết loét, cầm máu, cố tinh và khử hàn thấp.Chủ trị: Mắt mờ, bế kinh, xích bạch đới, băng huyết, tai chảy mủ, loét dạ dày, ho lao lực, thừa nước chua.

4. Cách dùng – liều lượng

Mai mực chủ yếu được dùng ngoài (tán bột, rắc lên vết thương). Ngoài ra dược liệu cũng được dùng ở dạng thuốc bột hoặc thuốc viên. Liều dùng tham khảo: 4 – 6g/ ngày.

Bài thuốc chữa trị bệnh từ mai mực

*

Vị thuốc mai mực thường được dùng để trị viêm dạ dày, thổ huyết, đại tiện ra máu và chứng bạch đới ở phụ nữ

1. Bài thuốc chữa viêm dạ dày tá tràng và đại tiện táo

Chuẩn bị: Bột bối mẫu 15% và bột mai mực 85%.Thực hiện: Trộn đều, mỗi lần dùng 4g uống với nước ấm. Nên dùng trước bữa ăn.

2. Bài thuốc giảm táo bón và ợ chua, ợ hơi

Chuẩn bị: Thổ bối mẫu 6g, cam thảo 12g và mai mực 20g.Thực hiện: Đem các dược liệu tán nhỏ, sau đó rây cho mịn. Mỗi lần dùng 6g uống trước khi ăn 30 phút và dùng 2 lần/ ngày.

3. Bài thuốc làm tăng hồng cầu và chữa bệnh đau dạ dày

Chuẩn bị: Bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g,bột cam thảo0.2g và bột gạo nếp rang thơm 2g.Thực hiện: Đem các vị trộn đều. Khi dùng lấy bột thuốc trộn với 1 thìa cà phê và uống sau khi ăn. Ngày dùng 2 lần trong một thời gian dài.

4. Bài thuốc chữa chứng thổ huyết

Chuẩn bị: Một lượng mai mực tán nhuyễn.Thực hiện: Mỗi lần dùng từ 1 – 2g uống với nước cơm hoặc nước sắc bạch cập (sắc 15 – 20g dược liệu với 300ml nước). Ngày dùng từ 4 – 5 lần cho đến khi khỏi.

5. Bài thuốc chữa tai chảy mủ

Chuẩn bị: Xạ hương 0.4g và mai mực 2g.Thực hiện: Tan nhuyễn các dược liệu, sau đó dùng tăm bông chấm bột thuốc và ngoáy nhẹ vào bên trong tai.

6. Bài thuốc chữa đau dạ dày do tiết nhiều chất chua

Chuẩn bị: Khô phàn 4 phần, mai mực 8 phần và diên hồ sách 1 phần.Thực hiện: Đem các dược liệu đi nghiền thành bột, rây cho mịn, sau đó thêm mật ong 6 phần trộn đều, làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 12g, ngày dùng 3 lần và uống sau khi ăn.

7. Bài thuốc trị chứng băng huyết ở nữ giới, xuất huyết trĩ, đại tiện ra máu

Chuẩn bị: Cam thảo 4g, tông thán, ngũ bội tử mỗi thứ 6g, xuyến thảo 8g, mẫu lệ, bạch truật, long cốt, địa du, bạch thược và hoàng kỳ mỗi thứ 12g, mai mực 16g.Thực hiện: Đem các vị sắc uống hằng ngày.

8. Bài thuốc trị chảy máu do vết thương hở

Chuẩn bị: Phấn hoa tùng và mai mực, mỗi thứ bằng lượng nhau.Thực hiện: Nghiền thành bột, sau đó đem rây cho mịn. Thêm một ít băng phiến vào, trộn đều và rắc lên vết thương. Sau đó buộc chặt để cầm máu.

9. Bài thuốc trị bạch đới

Chuẩn bị: Than quán chúng 30g, mai mực 63g vàcủ tam thất8g.Thực hiện: Đem các dược liệu nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng 12g uống cùng với nước sôi. Dùng đều đặn mỗi ngày cho đến khi khỏi.

Xem thêm: Top 5 Phần Mềm Giả Lập Tay Cầm Xbox 360 Cho Windows, Thiết Lập Bộ Điều Khiển Xbox 360 Cho Windows

10. Bài thuốc trị xích bạch đới

Chuẩn bị: Sơn dược và mai mực mỗi thứ 16g, mẫu lệ, bạch thược, lộc giác sương, bạch vĩ, bạch truật, phục linh và bạch chỉ mỗi thứ 12g.Thực hiện: Đem các vị nghiền thành bột mịn, sau đó chế với mật/ hồ để làm thành viên. Ngày dùng 8g hoặc có thể dùng đến 12g.

11. Bài thuốc trị loét âm hộ

Chuẩn bị: Mai mực.Thực hiện: Đem thiêu tồn tính, trộn đều với lòng đỏ trứng gà. Sau đó dùng hỗn dịch này thoa vào vết loét.

Lưu ý khi dùng dược liệu mai mực

Mai mực là vị thuốc quý, có đặc tính dược lý đa dạng. Tuy nhiên khi dùng bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

Không dùng dược liệu mai mực cho người có da nhiệt và âm hư.Dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây táo bón. Nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định thuốc nhuận tràng, đồng thời cần ăn nhiều rau xanh và bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày.Dùng mai mực dạng bột có tác dụng cầm máu tốt hơn dạng sắc.

Tự ý dùng bài thuốc chữa bệnh từ mai mực có thể không đem lại tác dụng như mong muốn và tăng nguy cơ phát sinh các tình huống rủi ro. Do đó trước khi dùng dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Mai mực được biết đến là loại dược liệu quý có đặc tính dược lý đa dạng với nhiều công dụng như thu liễm, làm se, giảm chất chua, trung hòa acid, làm lành vết loét và các vết thương hở, cầm máu... Vì vậy mai mực thường được dùng để điều trị đau dạ dày, đại tiện ra máu, thổ huyết. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc từ dược liệu này.


Mô tả Mai mực

Mai mực, còn được gọi là Mai mực cá, Ô tặc cốt, Hải phiêu tiêu, có tên khoa học là Sepia esculenta Hoyle / Sepia andrea Steenstrup, thuộc họ Cá mực (Sepiidae). Ở Việt Nam, mực phân bố nhiều nhất ở vùng biển tỉnh Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Nghệ An.

Đặc điểm của Mực

Mực là động vật sống ở vùng nước có độ mặn cao, sống theo bầy và thường kiếm ăn ở tầng nước trên. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá tôm nhỏ và một số loài sinh vật nhỏ khác. Mực có có phần rõ ràng là phần thân và phần đầu. Phần thân dạng ống dài, bên trong rỗng. Còn phần đầu nhỏ với nhiều xúc tu. Mực thường có màu trắng và có nhiều đốm tím. Tuy nhiên màu da của chúng sẽ có sự thay đổi tùy vào màu nước và môi trường sống để lẩn trốn và tránh các loài động vật ăn khác.

Khi bị tấn công, mực phòng thủ bằng cách bơi giật lùi và phun mực đen để lẩn trốn. Loài động vật này rất ưa sáng và thích màu trắng nên sống tập trung chủ yếu ở vùng biển nhiều nắng.

*

Bộ phận dùng

Toàn thân con mực đều được sử dụng. Riêng mai mực là bộ phận dược liệu được dùng làm thuốc.

Mai mực là loại dược liệu quý, là mai của mực ván, mực cơm, mực ống hoặc mực nang khi phơi khô. Mai mực phơi khô làm thuốc còn được gọi là ô tặc cốt.

*

Thu bắt và chế biến

Mực được khai thác vào tháng 3 - tháng 9, đặc biệt là tháng 4-6 vì đây là khoảng thời gian mực tiến vào sát bờ để sinh đẻ.

Sau khi đánh bắt và đem về, mực được làm sạch và mổ lấy thịt, lấy mai mực khỏi thân và đem ngâm, rửa sạch cho hết mặn rồi phơi khô. Khi dùng làm dược liệu, mai mực được cạo sạch vỏ và tán nhỏ.

*

Thành phần hoá học

Mai mực chủ yếu chứa các thành phần vô cơ,gồm muối natri clorua, canxi photphat, canxi carbonate, chất keo và một số ít chất hữu cơ.

Tác dụng của Mai mực

Mai mực là dược liệu có vị mặn, tính ôn có một số tác dụng chính như:

Trung hòa dịch vị dạ dày do hàm lượng canxi cacbonat trong mai mực có khả năng giảm tình trạng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn sau khi ăn.Giảm kích thích ở niêm mạc dạ dày và hỗ trợ phục hồi các tế bào bị viêm loét
Ngăn chặn quá trình sản sinh axit dịch vị nhờ khả năng ức chế kháng cholinergic - ức chế dẫn truyền thần kinh.Chất keo trong mai mực có khả năng tạo thành lớp màng bảo vệ các ổ loét dạ dày, hạn chế tình trạng xuất huyết dạ dày.Mai mực tán bột còn có công dụng cầm máu tại chỗ.

Bài thuốc từ Mai mực

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng và đại tiện táo: chuẩn bị 40g mai mực, 24g cam thảo và 12g bối mẫu. Tất cả đem sơ chế sạch và tán thành bột nhỏ, trộn đều rồi bảo quản trong hũ kín. Mỗi lần dùng 10g, uống với nước ấm, nên dùng trước bữa ăn khi bụng còn đói.

Trị táo bón và ợ hơi, ợ chua: Lấy 20g mai mực, 6g thổ bối mẫu, 12g cam thảo đem tán nhỏ và rây mịn. Mỗi lần uống 6g, dùng ngày 2 lần trước bữa ăn 30 phút.

Chữa bệnh đau dạ dày: chuẩn bị bột mai mực, bột mụn kê nội kim, bột cam thảo và bột gạo nếp rang, mỗi vị 4g. Tất cả đem trộn đều rồi bảo quản trong hộp dùng dần. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng lượng khoảng 1 muỗng cà phê. Kiên trì sử dụng trong thời gian dài để cải thiện bệnh.

Trị chứng thổ huyết: sử dụng mai mực tán nhuyễn uống với nước cơm hoặc nước sắc bạch cập (sắc 15 – 20g dược liệu này với 300ml nước). Mỗi lần dùng từ 1-2g, dùng 4-5 lần/ ngày đến khi khỏi.

Chữa tai chảy mủ: sơ chế 2g mai mực và 0.4g xạ hương rồi đem tán mịn dược liệu. Sau đó dùng bông tăm chấm bột thuốc và khoáy nhẹ nhàng vào bên trong tai.

Trị chứng xuất huyết trĩ, đại tiện ra máu, băng huyết ở nữ: Chuẩn bị 16g mai mực, 4g cam thảo, 6g tông thán, 6g ngũ bội tử, 8g xuyến thảo, mẫu lệ, bạch truật, long cốt, địa du, bạch thược và hoàng kỳ mỗi thứ 12g. Tất cả đem sắc với nước, dùng uống hằng ngày.

Trị chảy máu do vết thương hở: Lấy mai mực và phấn hoa tùng mỗi thứ một lượng bằng nhau đem nghiền thành bột rồi rây mịn. Sau đó cho thêm một ít băng phiến vào, trộn đều và rắc lên vết thương, dùng băng gạc buộc lại để cầm máu.

*

Lưu ý khi sử dụng Mai mực

Mai mực được đánh giá cao về khả năng chữa đau dạ dày nhưng hiệu quả khá chậm, vì vậy bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để cải thiện tình trạng bệnh
Khi dùng để điều trị bệnh, nên chọn mai mực dày, có màu trắng như phấn và không gãy vỡ để có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra mai mực ở dạng bột sẽ dễ hấp thu dưỡng chất và trị bệnh tốt hơn
Người có gia nhiệt và âm hư không dùng dược liệu mai mực
Dùng mai mực trong thời gian dài để trị đau dạ dày có thể gây tình trạng táo bón. Vì vậy nên kết hợp với chế độ ăn uống nhiều rau xanh, uống đủ nước và tham khảo bác sĩ uống thêm thuốc nhuận tràng
Mai mực dạng bột có tác dụng cầm máu tốt hơn mai mực dạng sắc

Có thể thấy Mai mực có rất nhiều công dụng quý với các trường hợp bệnh dạ dày, tiêu hóa và các vấn đề liên quan đến xuất huyết, thổ huyết. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc từ Ô tặc cốt nhưng nếu muốn sử dụng dược liệu này để chữa bệnh, bạn cần hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ để tránh các tình huống xấu có thể xảy ra.